Trang Chủ Lớp 6 Bài tập SGK lớp 6

Bài 51 Nấm (tiếp theo: Giải bài 1,2,3,4 trang 170 Sinh 6

Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2,3,4 trang 170 SGK Sinh 6: Nấm (tiếp theo) – Chương 10.

Bài 1: Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào ? Tại sao ?

Phần lớn nấm hút chất hữu cơ có trong đất giàu xác thực vật phân động vật (nấm-hoại-sinh). Những nấm khác sống bám trên cơ thể sống (thực vật. động vật và người), chủ yếu là thực vật. Đó là nấm-kí-sinh. Ngoài ra, còn một số nấm-cộng-sinh (nấm-cộng-sinh với một số loài tảo thành địa y).


Bài 2: Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên ?

Advertisements (Quảng cáo)

Nấm-hoại-sinh có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên. VìNấm-hoại-sinh là một khâu trong chu trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên. Tất cả các xác chết của động thực vật đều được nNấm-hoại-sinh phân giải thành chất vô cơ đơn giản. Vừa giải quyết việc ùn tắc các xác chết trên mặt đất, vừa cung cấp chất vô cơ cho cây xanh sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ .Các chất hữu cơ này là nguồn sống của mọi sinh vật trên Trái Đất.


Bài 3: Kể một số nấm-có-lợi và một số nấm-có-hại cho người?

–   Nấm-có-lợi: nấm-hương, nấm-sò, nấm-linh-chi, nấm-rơm, mộc nhĩ…

–    Nấm-có-hại:  gây bệnh ở bắp ngô, gây bệnh ở lá và củ khoai tây, nấm-độc-đỏ, nấm-độc-đen…


Bài 4: Hãy tìm trong vườn trường hoặc vườn nhà em những cây có bệnh do nấm và quan sát xem cây bị bệnh ở bộ phận nào ?

Các em có thể quan sát cây trong vườn (kể cả cây cảnh, cây rau) hoặc cây trên đồng ruộng để tìm những cây có bệnh do nấm. Qua đó rút ra nhận xét: nấm thường bị bệnh ở bộ phận nào, khả năng phát triển của cây bệnh so với cây không bị bệnh để thấy được tác hại do nấm gây ra đối với cây trồng.

Advertisements (Quảng cáo)