Trang Chủ Lớp 10 Đề thi học kì 2 lớp 10

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Văn trường Chu Văn An – Quảng Trị

Đề thi và hướng dẫn chấm đề kiểm tra học kì 2 môn Văn lớp 10 trường THTP Chu Văn An – Tỉnh Quảng Trị năm 2015. Thời gian làm bài 90 phút.

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU ( 5 điểm)

1: (4 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

         Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện dữ dìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu,  việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người an nam nào vứt bõ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khướt từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng  mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…”

( Trích “Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ”-  Nguyễn An Ninh )

a/ Nêu nội dung của  đoạn trích

Advertisements (Quảng cáo)

b/ Chỉ ra các lỗi sai về chính tả trong đoạn trích?

c/ Viết đoạn văn ngắn (theo thao tác diễn dich hoặc qui nạp) bàn về vấn đề bảo vệ tiếng nói của dân tộc trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

2: (1 điểm)

Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu thơ sau:

Advertisements (Quảng cáo)

” Người nắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

                                                      (Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)

 II.  PHẦN LÀM VĂN (5 điểm)

    Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu đầu trong đoạn trích ” Trao duyên” ( Trích ” Truyện Kiều” của Nguyễn Du).


HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 10

( KIỂM TRA HỌC KÌ II)

I. Đọc – hiểu ĐÁP ÁN ĐIỂM
1 a. Học sinh nêu được nội dung đoạn trích: Vai trò của tiếng nói dân tộc trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

( G/v căn cứ cách trình bày và diễn đạt của học sinh để cho điểm phù hợp)

b. Học sinh chỉ ra được  các lỗi sai và đề xuất được cách chữa

– Không viết hoa tên riêng: an nam       → Sửa:  An Nam

– Viết sai âm đầu: dữ dìn                       → Sửa: giữ gìn

– Viết sai âm cuối: khước từ                  → Sửa: khước từ

– Viết sai dấu: vứt bõ                              → Sửa: vứt bỏ

( Nếu học sinh không chỉ rõ nguyên nhân sai hoặc không chỉ ra cách sửa chữa thì G/v chỉ cho nửa số điểm/ 1 yêu cầu)

b. Đoạn văn cần đảm  các yêu cầu sau

– Viết đúng đoạn văn theo thao tác diễn dich , qui nap. Trình bày sạch đẹp,  đúng hình thức một đoạn văn. Diễn đạt gãy gọn, rõ ràng. Viết câu, dùng từ chính xác. Văn có cảm xúc …

( 0,5 điểm)

– Nội dung: H/s có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

+ Giải thích rõ về tiếng nói dân tộc và vai trò của tiếng nói dân tộc trong đời sống

( 0,5 điểm)

+ Phân tích tình hình sử dụng tiếng nói dân tộc hiện nay ( Nhấn mạnh vào các  hiện tượng sử dụng lạm dụng tiếng nước ngoài, pha tạp tiếng nói dân tộc, thay đổi cách viết, cách phát âm…)

( 0,5 điểm)

+ Giải pháp cho vấn đề bảo vệ tiếng nói của dân tộc

( 0,5 điểm)

1,0 điểm

 

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

2,0 điểm

2 Học sinh chỉ ra phép tu từ nhân hóa

( 0,5 điểm)

– Tác dụng: Làm cho thiên nhiên trở nên có hồn,  sống động và gắn bó với con người hơn

( 0,5 điểm)

 

1 điểm
II. Làm văn Giáo viên tùy bài làm của học sinh mà linh động cho điểm

a/ Yêu cầu về kĩ năng   (1,0 điểm)

– Biết cách làm bài văn nghị luận

– Kết cấu 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc,

– Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…

– Chữ viết rõ ràng, cẩn thận

b/ Yêu cầu về kiến thức:

b1.  Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích (0,5 điểm)

b2.  H/s phân tích rõ lời trao duyên của Thúy Kiều

b/ Yêu cầu về kiến thức:

b1.  Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích (0,5 điểm)

b2.  H/s phân tích rõ lời trao duyên của Thúy Kiều

*Hai câu thơ đầu : Lời nhờ cậy ( 1,0 điểm)

 – Đây là lời nhờ cậy, tác giả đã đặt Thúy Kiều vào hoàn cảnh éo le để nàng tự bộc lộ tâm trạng, nhân cách của mình. Kiều buộc phải trao duyên, nàng làm như vậy là thực hiện một chuyện tế nhị, khó nói. ( Phân tích rõ  từ “Cậy”,  từ “Chịu” để thấy được Thúy Kiều hiểu hoàn cảnh của Thúy Vân, nàng ý thức được việc mình nói ra mang tính chất rất hệ trong, việc nàng nhờ cậy có thể làm em lỡ cả đời)

– Khung cảnh “Em” – “ngồi”, “chị” – “lạy”, “thưa”. ở đây có sự đảo lộn ngôi vị của hai chị em trong gia đình, diễn tả việc nhờ cậy là cực kì quan trọng, thiêng liêng, nghiêm túc

=>Thúy Kiều là người khéo léo, thông minh, tế nhị, kín đáo, coi trọng tình nghĩa.

* 6 câu tiếp: Lời giãi bày nỗi lòng mình(0,5 điểm)

– Thúy Kiều nói về hoàn cảnh éo le của mình :

+ Kiều nói vắn tắt về mối tình đẹp nhưng dang dở với Kim Trọng

+ Nàng nhắc đến các biến cố đã xẩy ra khiến Kiều không thể tiếp tục cuộc tình của mình.

– Kiều xin em hãy “chắp mối tơ thừa” để trả nghĩa cho chàng Kim.

*Bốn câu: Lời thuyết phục. ( 1,0 điểm)

– Thúy Kiều thuyết phục em nhờ vào lí lẽ :

+Nhờ vào tuổi xuân của em

+ Nhờ vào tình máu mủ chị em

+ Dù đến chết Kiều vẫn ghi ơn em, biết ơn sự hi sinh của em.

=> Đó là những lời nói, lí lẽ khéo léo, tinh tế làm tăng tính thuyết phục của lời nói, tạo tính chất lời nói thiết tha, kín kẽ, tế nhị. Giọng thơ khẩn khoản, cách ngắt nhịp thơ đem lại sắc thái

b3. Nghệ thuật:   ( 0,5 điểm)

+ Miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật

+ Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

b4. Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật, khẳng định tài năng của tác giả.       ( 0,5 điểm)

 

5 điểm

Advertisements (Quảng cáo)